|
#1
|
|||
|
|||
Bơm piston Kawasaki NV111DT - Nguyên lý hoạt động bộ hiệu chỉnh (Regulator)
Thưa các Bác.
em có 1 con khoan IHI CCH 500 có cái mainpump: NV111DT-100L, em thấy đường điều khiển đi về rất nhiều tại bộ regulator. về mặt lý thuyết em có thể hình dung được.....phần nào nhưng em chỉ đoán được 1 số đường chính, còn lại 1 số đường em chưa thể hình dung nó dùng vào mục đích gì? Các bác có thể minh hoạ bằng hình ảnh thực thế giúp đàn em để học hỏi với. """"đừng để vỏ công thiếu lâm tự bị thất truyền"""""""""""""" Chân thành cám ơn Gửi các Bác bài thơ: Những phút xao lòng Có thể vợ mình xưa cũng có một người yêu (Người ấy gọi vợ mình là người yêu cũ) Cũng như mình thôi, mình ngày xưa cũng thế Yêu một cô, giờ cô ấy đã lấy chồng Có thể vợ mình vì những phút mềm lòng Nên giấu kín những suy tư, không kể về giấc mộng Người yêu cũ vợ mình có những điều mình không có được Cô ấy không nói ra vì sợ mình buồn Mình cũng có những phút giây cảm thấy xao lòng Khi gặp người yêu xưa với những điều vợ mình không có được Nghĩ về cái đã qua nhiều khi nuối tiếc Mình cũng chẳng nói ra vì sợ vợ buồn Sau những lần nghĩ đâu đâu mình thương vợ mình hơn Và cảm thấy mình như người có lỗi (Chắc vợ mình hiểu điều mình không nói Cô ấy cũng thương yêu và chăm chút mình hơn) Mà có trách chi những phút xao lòng Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ Đừng có trách chi những phút xao lòng THUẬN HỮU (Trích trong tập thơ Biển gọi, NXB Đà Nẵng - 2000) thay đổi nội dung bởi: LẠC HẬU, 30-06-2011 lúc 10:42 PM. |
#2
|
|||
|
|||
Trích:
|
#3
|
|||
|
|||
@ doanvanhung: Main pump thì cứ nói là cụm bơm chính đi cho rồi bày đặt MEN-PƠM làm gì cho nhức đầu.
|
#4
|
|||
|
|||
NO.....
Ông này phải biết dùng từ lai hóa tý chứ, dân kỹ thuât và thợ máy nhiều khi là dung vậy đó
|
#5
|
|||
|
|||
Chào cả nhà, tình hình là mình mới qua làm Distributor cho hãng Sauer Danfoss (Danfoss Power and Solution) @ Sun hydraulic chuyên về dòng bơm, van, motor cho máy nông nghiệp, dầu khí.
anh em cần tài liệu, mua bán thì phone ủng hộ với: email: dovahu2013@gmail.com phone: 0933.289.028 |
#6
|
|||
|
|||
Nếu có thì nói làm gì nửa hả Bác 3. tui chỉ nhìn thấy thực tế thôi.
Cái mà tui không hiểu là nguyên lý làm việc của cụm đeo như thế nào???????????????. với lại ở bộ đeo có nhiều đường đi về lắm nên chưa hình dung nổi |
#7
|
|||
|
|||
mình có so đồ cấu tạo của các loại bơm này nếu bạn muốn mình se gưi cho bạn
|
#8
|
|||
|
|||
Trích:
Trích:
Tuy nhiên, loại bơm này đã được thợ của ta sửa nhiều rồi nên sửa nó không khó. Về nguyên lý, nó là bơm piston hướng trục lưu lượng riêng thay đổi được (Variable displacement Axial piston pump) loại đĩa nghiêng (Swash plate). Tương tự như các bơm piston cùng loại, nó có bộ hiệu chỉnh (regulator) có nhiệm vụ làm thay đổi góc nghiêng của bơm để thay đổi lưu lượng riêng (lưu lượng khi bơm quay được một vòng). Vấn đề tiếp theo là bộ REGU này như bạn thấy, nó có nhiều đường điều khiển, nhưng đừng hốt hoảng, tuy nhiều vậy, nhưng nó chỉ có 2 nguyên tắc điều khiển chính là: 1/- Điều chỉnh để giữ cho công suất tiêu thụ của bơm là hằng số, nói cách khác là CSTT của bơm không thay đổi khi áp lực của bơm thay đổi (Horse power constant). Khi áp suất của bơm thấp==>Lưu lượng bơm lớn và ngược lại, khi áp suất của bơm cao==>Lưu lượng bơm giảm nhỏ lại (bằng cách giảm góc nghiêng của đĩa nghiêng). Trường hợp này, tín hiệu điều khiển thường lấy từ đường dầu thủy lực chính từ bơm ra. 2/- Điều chỉnh lưu lượng riêng theo yêu cầu làm việc. Khi áp suất làm việc của bơm còn thấp, bơm có khả năng cung cấp một lưu lượng lớn, nhưng yêu cầu làm việc lại chỉ cần một lưu lượng nhỏ (thí dụ: khi cẩu một vật nhẹ, nhưng cần đưa chính xác vào vị trí, thợ vận hành phải thao tác nâng-hạ-quay thật chậm). Trường hợp này,tín hiệu điều khiển có thể lấy từ tay điều khiển hoặc từ bộ van phân phối. Ngoài 2 nguyên tắc điều khiển chính như trên, tùy theo thiết kế của từng máy sẽ có thêm một số tính năng điều khiển khác thí dụ như: a)- Giới hạn lưu lượng tối đa (Max flow cut). b)- Giảm nhanh lưu lượng ở áp suất cao (High pressure cut-off). c)- Kiểm soát công suất tổng của 2 bơm (Total horse power control) khi 2 bơm nối chung vào 1 máy kéo. d)- Thay đổi công suất tiêu thụ của bơm (Variable Horse power control) bằng cách thay đổi tăng hoặc giảm đường đặc tuyến P-Q của bơm. Khi không có tài liệu, ta có thể dò tìm các đường ống đấu nối vào bộ hiệu chỉnh này xem nó đi đâu rồi vẽ lại được mà, việc này dĩ nhiên là mất thời gian rồi !! Tôi cũng đã nhiều lần phải làm như thế đây bạn ơi !! Thậm chí có khi tôi còn phải tháo rã cả bộ hiệu chỉnh ra để tìm hiểu và vẽ lại đấy. Tôi không có bản vẽ của bơm NV111 trên máy cẩu, gởi tạm hình vẽ thí dụ của bơm NV111 trên máy đào để bạn tham khảo. thay đổi nội dung bởi: LẠC HẬU, 21-06-2011 lúc 05:34 PM. |
#9
|
|||
|
|||
Cám ơn Bác LH rất nhiều:
chắc em phải nhờ bác trả lời thêm mấy điều nữa: + theo nguyên tắc 2 Bác đã nói: Vậy khi ta đạp chân ga đến vị trí max==> lưu lượng bơm là max, vậy nhờ tín hiệu điều khiển từ (tay điều khiển hoặc van phân phối như Bác đã nói), như vậy ta kéo 1 vật nhẹ với vận tốc thấp thì có được không? "" Đuơng nhiên không ai làm thế"". và điều khiển như thế nào? + Còn theo bộ van phân phối, theo em hiểu theo kiểu nông dân là 1 cụm van tỉ lệ với size lớn, vậy điều khiển lưu lượng bằng cụm van phân phối này là như thế nào hả Bác, "" em biết van phân phối nhận tín hiệu dầu điều khiển từ tay trang đưa dầu điều khiển đến mở van pp'' như vậy thì tay trang hay dầu điều khiển đến cụm van phân phối phải đi qua tiết lưu phải không?. bằng cách nào để van tỉ lệ mở tuyến tính theo yêu cầu. Mong Bác đã thông đầu óc<.;.> |
#10
|
|||
|
|||
Trích:
Van 2 là van hiệu chỉnh lưu lượng theo nhu cầu cần dùng, van này tác động bởi đường Pi (màu xanh dương) là đường điều khiển lưu lượng (Flow control) lấy từ tay điều khiển hoặc từ van phân phối. Ở đây nguyên lý là điều khiển ngược (Negative control): khi Pi tăng==>Q giảm và ngược lại, khi Pi giảm==>Q tăng. Khi không thao tác thì Pi là cực đại. Bây giờ giả sử ta muốn thao tác chậm (Q nhỏ), tay điều khiển sẽ xuất tín hiệu Pi giảm một chút, lò xo của van 2 sẽ đẩy lõi van đi lên một đoạn x tương ứng với sự giảm của áp lực Pi và dừng tại đây. Khi lõi van 2 đi lên, đường dầu của van này sẽ mở như hình vẽ, nối thông từ Bơm ---> van 1 ---> van 2 ---> Buồng lớn của Servo piston S. Hai đầu của Servo piston S lúc này có áp suất như nhau (bằng áp suất của bơm) nhưng do tiết diện phía đầu to lớn hơn nên lực tác dụng lớn hơn ==> Servo piston sẽ dịch chuyển đi xuống ==> Servo piston nối với đĩa nghiêng sẽ kéo đĩa nghiêng đến một góc lớn hơn ==> tăng lưu lượng bơm. Servo piston đồng thời cũng nối với vỏ ngoài của van 2 (phần màu tím) nên khi Servo piston di chuyển cũng đồng thời đẩy vỏ van 2 đi lên cho đến khi đạt được khoảng di chuyển là x (tương ứng với khoảng di chuyển x của lõi van như đã nói ở trên) thì van 2 sẽ trở về vị trí giữa, khóa đường dầu lại ==> Servo piston dừng lại. |
Tags |
bơm nv111, kawasaki |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|