Diễn đàn Kỹ Thuật Truyền Động Thủy Lực (Hydraulic Forum)

Diễn đàn Kỹ Thuật Truyền Động Thủy Lực (Hydraulic Forum) (http://forum.hydraulics.vn/index.php)
-   Motor thủy lực (http://forum.hydraulics.vn/forumdisplay.php?f=29)
-   -   Chọn mô tơ thủy lực kiểu nào? (http://forum.hydraulics.vn/showthread.php?t=47)

Oldman 16-06-2009 06:46 AM

Chọn mô tơ thủy lực kiểu nào?
 
Tôi đang định làm cái băng tải chuyển liệu và sử dụng mô tơ thủy lực kéo trục quay băng tải nhưng không biết lựa chọn mô tô kiểu gì cho phù hợp. Thấy có nhiều loại motor quá: bánh răng, hướng trục hướng kính, vane... mỗi loại lại chia ra tùm lum các kiểu khác nhau. Nhờ AE vài hướng dẫn giúp với.

Haitroc 19-06-2009 05:21 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Oldman (Post 155)
Tôi đang định làm cái băng tải chuyển liệu và sử dụng mô tơ thủy lực kéo trục quay băng tải nhưng không biết lựa chọn mô tô kiểu gì cho phù hợp. Thấy có nhiều loại motor quá: bánh răng, hướng trục hướng kính, vane... mỗi loại lại chia ra tùm lum các kiểu khác nhau. Nhờ AE vài hướng dẫn giúp với.

Khi lựa chọn - tính toán motor thủy lực, bạn đi theo các bước như sau:

Bước 1
: Xác định các giá trị đầu vào của motor, bao gồm ít nhất các thông tin:
- Mô men trên trục của motor M (Nm)?
- Tốc độ quay của motor ở các giá trị thiết kế (vòng/phút)?
- Chế độ vận hành: Liên tục hay ngắt quãng? Hệ số quá tải?

Việc tính toán ra các thông số này có thể phải dựa trên các thông tin khác của đầu bài (ví dụ như trường hợp của bạn thì có thể tính được mô men trục motor từ mô men trục băng tải/hộp số mà nó kéo...)

Bước 2: Lựa chọn motor thủy lực
Dựa trên các thông số trên, bạn có thể chọn lấy một motor thủy lực thích hợp qua các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất motor.
"Thích hợp" có nghĩa là:
- Có Mô men trên trục đáp ứng được y/c.
- Có tốc độ làm việc trong khoảng liệt kê của motor.
- Điểm làm việc nằm trong vùng hiệu suất cao của motor (tham khảo tài liệu).
- Áp suất làm việc trong khoảng thiết kế của nguồn thủy lực cấp.
- Chủng loại, kích thước lắp ghép, trọng lượng phù hợp với thiết bị của bạn.

Vì có rất nhiều chủng loại motor khác nhau như: bánh răng, cánh gạt, gearotor, hướng kính, hướng trục với những thông số, ở một số vùng làm việc, tương đối giống nhau cho nên việc tham khảo các mẫu thiết kế đã được kiểm nghiệm là rất quan trọng (vì lý do này nên tôi rất hay hỏi máy của bạn làm việc trong lĩnh vực/ngành nào :):):). Đây không phải là tò mò mà chỉ để biết rõ các yêu cầu của người sử dụng nhằm lựa chọn chủng loại thích hợp).

Một số gợi ý ban đầu cho các bạn về chủng loại motor:
- Motor bánh răng: Thường dùng cho các loại tải nhẹ như quạt làm mát...
- Motor cánh gạt: Tốc độ thấp - tải nhẹ.
- Gearotor (orbit) motor: Tốc độ làm việc trong dải từ thấp đến tương đối cao, tải nhẹ - áp suất thấp, lưu lượng riêng có nhiều lựa chọn từ nhỏ đến lớn không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu. Loại này được sử dụng rất rộng rãi vì dễ lựa chọn nhưng có nhược điểm là hệ số quá tải rất thấp.
- Motor piston hướng trục (hay dùng loại bent axis): Tốc độ rất cao, tải nặng với áp suất cao, kết cấu gọn (đặc biệt khi dùng với hộp số có khí). Nhược điểm là lưu lượng riêng không lớn. Loại này hay được sử dụng cho các cơ cấu tời làm hàng, nâng hạ, cơ cấu rung lệch tâm trong máy nghiền...
- Motor piston hướng kính: Mô men khởi động và làm việc rất cao, tốc độ thấp, lưu lượng riêng rất lớn nên phù hợp với các loại tải trọng như tời kéo tầu thủy, trục con lăn, di chuyển chân chạy thiết bị cơ giới...

Sau khi đã lựa chọn được loại motor phù hợp, các thông tin như sau được đưa ra từ tài liệu kỹ thuật & tính toán của bạn:
- Lưu lượng cho một vòng quay (lưu lượng riêng?): q (cm3/vòng)
- Hiệu suất thủy lực: hstl
- Lưu lượng làm việc (cần cấp vào motor) ở tốc độ quay mong muốn: Q (lít/phút) = q*n*hstl/1000
- Áp suất làm việc: Tra trong biểu đồ hoặc tính bằng công thức: p (bar) = M/(q*0.9) * 62.83 trong đó 0.9 là hiệu suất cơ khí.

Bước 3: Tính lại các thông số làm việc của motor.
Bước này nhằm "ghép" motor bạn đã chọn vào hệ thống của bạn và kiểm tra xem nó có phù hợp hay không hoặc là cơ sở để bạn tính chọn hệ thống của bạn nếu làm mới hệ thống.
Giả sử bạn có hệ thống nguồn cấp sẵn thì:
- Tính lại tốc độ motor dựa trên lưu lượng cấp của bơm nguồn.
- Tính lại mô men của motor dựa trên áp suất chịu được của bơm nguồn.

Nếu các giá trị bạn tính được ở bước này phù hợp với các yêu cầu ban đầu thì coi như bạn đã chọn chính xác. Nếu không thì bạn phải chọn lại motor theo bước số 2 HOẶC điều chỉnh lại nguồn cấp (ví dụ như thay đổi lưu lượng làm việc của bơm, sử dụng valve thay đổi lưu lượng để thay đổi tốc độ của motor; thay đổi công suất lai bơm để có áp suất cao hơn => mô men của motor cao hơn...).

Rất nhiều trường hợp phải tiến hành chọn đi chọn lại motor - nguồn cấp nhiều lần để đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của đầu bài và có một hệ thống tối ưu về thiết bị và chi phí.

Oldman 10-07-2009 10:46 PM

Cám ơn bác Hải-trọc đã nhiệt tình hướng dẫn. Chỗ tôi đã làm xong cái băng tải và lắp motor thủy lực lên rồi nhưng có hiện tượng khi nhấn nút dừng thì motor vẫn quay thêm, băng tải đi thêm một đoạn nữa mới dừng. Các bác chỉ giúp tôi cách khắc phục.

Thợ máy 11-07-2009 09:54 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Oldman (Post 188)
... khi nhấn nút dừng thì motor vẫn quay thêm, băng tải đi thêm một đoạn nữa mới dừng.

Theo tôi mô tơ quay thêm vài vòng rồi mới dừng lại là do quán tính của băng tải kéo nó đi thêm.

Thông thường ở trường hợp này người ta sử dụng mạch dầu với hai van áp suất như sau để hãm chuyển động quán tính của mô tơ.

http://farm3.static.flickr.com/2648/...60d375.jpg?v=0

MXD 31-07-2009 11:33 AM

Các bác cho em hỏi khi nào thì nên sử dụng động cơ điện, khi nào thì dùng động cơ thủy lực ạ?

Thông thường em thấy băng tải hay dùng động cơ điện kéo cơ mà. Em không biết nên hỏi, các bác đừng mắng em tội nghiệp nhé.:p:p:p

Haitroc 01-08-2009 07:57 PM

Trích:

Nguyên văn bởi MXD (Post 225)
Các bác cho em hỏi khi nào thì nên sử dụng động cơ điện, khi nào thì dùng động cơ thủy lực ạ?

Thông thường em thấy băng tải hay dùng động cơ điện kéo cơ mà. Em không biết nên hỏi, các bác đừng mắng em tội nghiệp nhé.:p:p:p

Theo tôi motor thủy lực có các lợi thế hơn so với động cơ điện (truyền thống) ở các điểm như sau:

1- Mô-men khởi động và chống quá tải tốt.
2- Điều chỉnh tốc độ dễ dàng và không quá đắt.
3- Kết cấu lắp đặt nhỏ gọn hơn khi so sánh ở cùng một công suất.
4- Làm việc ở các môi trường khắc nghiệt hơn: Dầu, ngập nước, phòng nổ...

Thực tế hiện nay nhờ các công nghệ điều khiển điện DC (bộ biến tần, động cơ điện DC) nên lợi thế số 2 của motor thủy lực không còn nữa. Tuy nhiên, xét về giá thành thì động cơ DC vẫn còn cao, hy vọng khoảng 5-7 năm nữa chúng ta có thêm nhiều lựa chọn cho hệ thống của mình.

Nói về nhược điểm thì motor thủy lực có nhược điểm rõ nhất là chi phí hoạt động và bảo trì tương đối lớn, kết cấu phức tạp khó sửa chữa, thay thế và hiệu suất sử dụng hệ bơm - motor thủy lực thấp (~70% max).

Mời các bạn tiếp tục trao đổi.

Oldman 13-08-2009 12:26 PM

Cái băng tải chỗ tôi không dùng động cơ điện được vì môi trường làm việc dễ gây cháy nổ.

vicico 31-12-2009 09:11 PM

Trích:

Nguyên văn bởi Haitroc (Post 163)
Khi lựa chọn - tính toán motor thủy lực, bạn đi theo các bước như sau:

Bước 1
: Xác định các giá trị đầu vào của motor, bao gồm ít nhất các thông tin:
- Mô men trên trục của motor M (Nm)?
- Tốc độ quay của motor ở các giá trị thiết kế (vòng/phút)?
- Chế độ vận hành: Liên tục hay ngắt quãng? Hệ số quá tải?

Việc tính toán ra các thông số này có thể phải dựa trên các thông tin khác của đầu bài (ví dụ như trường hợp của bạn thì có thể tính được mô men trục motor từ mô men trục băng tải/hộp số mà nó kéo...)

Bước 2: Lựa chọn motor thủy lực
Dựa trên các thông số trên, bạn có thể chọn lấy một motor thủy lực thích hợp qua các tài liệu kỹ thuật của nhà sản xuất motor.
"Thích hợp" có nghĩa là:
- Có Mô men trên trục đáp ứng được y/c.
- Có tốc độ làm việc trong khoảng liệt kê của motor.
- Điểm làm việc nằm trong vùng hiệu suất cao của motor (tham khảo tài liệu).
- Áp suất làm việc trong khoảng thiết kế của nguồn thủy lực cấp.
- Chủng loại, kích thước lắp ghép, trọng lượng phù hợp với thiết bị của bạn.

Vì có rất nhiều chủng loại motor khác nhau như: bánh răng, cánh gạt, gearotor, hướng kính, hướng trục với những thông số, ở một số vùng làm việc, tương đối giống nhau cho nên việc tham khảo các mẫu thiết kế đã được kiểm nghiệm là rất quan trọng (vì lý do này nên tôi rất hay hỏi máy của bạn làm việc trong lĩnh vực/ngành nào :):):). Đây không phải là tò mò mà chỉ để biết rõ các yêu cầu của người sử dụng nhằm lựa chọn chủng loại thích hợp).

Một số gợi ý ban đầu cho các bạn về chủng loại motor:
- Motor bánh răng: Thường dùng cho các loại tải nhẹ như quạt làm mát...
- Motor cánh gạt: Tốc độ thấp - tải nhẹ.
- Gearotor (orbit) motor: Tốc độ làm việc trong dải từ thấp đến tương đối cao, tải nhẹ - áp suất thấp, lưu lượng riêng có nhiều lựa chọn từ nhỏ đến lớn không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu. Loại này được sử dụng rất rộng rãi vì dễ lựa chọn nhưng có nhược điểm là hệ số quá tải rất thấp.
- Motor piston hướng trục (hay dùng loại bent axis): Tốc độ rất cao, tải nặng với áp suất cao, kết cấu gọn (đặc biệt khi dùng với hộp số có khí). Nhược điểm là lưu lượng riêng không lớn. Loại này hay được sử dụng cho các cơ cấu tời làm hàng, nâng hạ, cơ cấu rung lệch tâm trong máy nghiền...
- Motor piston hướng kính: Mô men khởi động và làm việc rất cao, tốc độ thấp, lưu lượng riêng rất lớn nên phù hợp với các loại tải trọng như tời kéo tầu thủy, trục con lăn, di chuyển chân chạy thiết bị cơ giới...

Sau khi đã lựa chọn được loại motor phù hợp, các thông tin như sau được đưa ra từ tài liệu kỹ thuật & tính toán của bạn:
- Lưu lượng cho một vòng quay (lưu lượng riêng?): q (cm3/vòng)
- Hiệu suất thủy lực: hstl
- Lưu lượng làm việc (cần cấp vào motor) ở tốc độ quay mong muốn: Q (lít/phút) = q*n*hstl/1000
- Áp suất làm việc: Tra trong biểu đồ hoặc tính bằng công thức: p (bar) = M/(q*0.9) * 62.83 trong đó 0.9 là hiệu suất cơ khí.

Bước 3: Tính lại các thông số làm việc của motor.
Bước này nhằm "ghép" motor bạn đã chọn vào hệ thống của bạn và kiểm tra xem nó có phù hợp hay không hoặc là cơ sở để bạn tính chọn hệ thống của bạn nếu làm mới hệ thống.
Giả sử bạn có hệ thống nguồn cấp sẵn thì:
- Tính lại tốc độ motor dựa trên lưu lượng cấp của bơm nguồn.
- Tính lại mô men của motor dựa trên áp suất chịu được của bơm nguồn.

Nếu các giá trị bạn tính được ở bước này phù hợp với các yêu cầu ban đầu thì coi như bạn đã chọn chính xác. Nếu không thì bạn phải chọn lại motor theo bước số 2 HOẶC điều chỉnh lại nguồn cấp (ví dụ như thay đổi lưu lượng làm việc của bơm, sử dụng valve thay đổi lưu lượng để thay đổi tốc độ của motor; thay đổi công suất lai bơm để có áp suất cao hơn => mô men của motor cao hơn...).

Rất nhiều trường hợp phải tiến hành chọn đi chọn lại motor - nguồn cấp nhiều lần để đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của đầu bài và có một hệ thống tối ưu về thiết bị và chi phí.

xin vui lòng hướng dẫn dùm:
Tội có nhu cầu sử dụng một số moteur thuỷ lực,đây là nhu cầu thực tế ,rất nghiệm túc:
- 01 moteur thuỷ lực tương đương 400-500hp,tốc độ vòng quay yêu cầu : 900-1400v/ph.
- 01 moteur thuỷ lực tương đương 50hp,tốc độ : 30- 50v/ph.
- 02 moteur thuỷ lực tương đương 50hp. tốc độ 300- 500v/ph.
các tài liệu về thuỷ lực không quy đổi về sức ngựa- xin vui lòng giúp đỡ các tài liệu quy đổi này.
xin chân thành cảm ơn!

admin 01-01-2010 09:41 AM

Trích:

Nguyên văn bởi vicico (Post 907)
xin vui lòng hướng dẫn dùm:
Tội có nhu cầu sử dụng một số moteur thuỷ lực,đây là nhu cầu thực tế ,rất nghiệm túc:
- 01 moteur thuỷ lực tương đương 400-500hp,tốc độ vòng quay yêu cầu : 900-1400v/ph.
- 01 moteur thuỷ lực tương đương 50hp,tốc độ : 30- 50v/ph.
- 02 moteur thuỷ lực tương đương 50hp. tốc độ 300- 500v/ph.
các tài liệu về thuỷ lực không quy đổi về sức ngựa- xin vui lòng giúp đỡ các tài liệu quy đổi này.
xin chân thành cảm ơn!

1 HP (Horse Power) = 0.75 kW

Công suất sản ra trên trục motor

N (kW) = T*n / 9549

Trong đó:
- n là số vòng quay: vòng/phút
- T là mô men đầu trục motor: Nm

Motor của bác RẤT TO đấy!!!!

vicico 06-01-2010 10:23 PM

thành thật cảm ơn !


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:44 PM.

Powered by: vBulletin v3.7.3 Copyright ©2000-2024, Jelsoft Enterprises Ltd.
(c)2009-2013. Bản quyền thuộc về Công ty TNHH kỹ thuật Nam Hải